Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Trao đổi nghiệp vụ » Kiểm Sát Viên viết

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG - Đã xem: 226

   Thực trạng và giải pháp về công tác quản lý, chỉ đạo gắn với công tác đào tạo tại chỗ đối với cán bộ trẻ tại Viện KSND huyện Hàm Yên


Thứ hai - 17/07/2023 21:29
 
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành gắn với việc đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước nói chung và đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trẻ trong ngành Kiểm sát nói riêng là một trong những công việc thường xuyên, lâu dài, liên tục. Bởi vậy, ngoài những tiêu chí hết sức cơ bản chặt chẽ của Nhà nước quy định đối với một cán bộ công chức, viên chức Nhà nước và đã được đào tạo, hướng dẫn những kiến thức cơ bản, chuyên sâu phù hợp với chức danh nghề nghiệp còn đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải tiếp tục tự học tập, tự nghiên cứu, tự rèn luyện tu dưỡng để  hoàn thiện bản thân đáp ứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ được giao.  

 
Trong những năm qua, Viện kiểm sát nhân dân huyện Hàm Yên (VKSND) đã có nhiều đổi mới về phương pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII; Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “Tự diễn biến”, "Tự chuyển hoá”; Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; Vai trò trách nhiệm nêu gương, đạo đức công vụ của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, Kết luận của Đảng, đặc biệt là thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Hướng dẫn số 01-HD/BTCTU ngày 09/4/2022 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tuyên Quang về tự phê bình thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về “Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”, gắn việc thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm” mỗi cán bộ, đảng viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao, báo cáo trung thực, chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của tập thể lãnh đạo. Xác định gắn công tác quản lý, chỉ đạo với công tác đào tạo tại chỗ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ là khâu “Đột phá”, kết quả cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ từng bước được nâng lên cả về chuyên môn, cũng như ý thức trách nhiệm và tổ chức kỷ luật, kỷ cương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
 
Từ năm 2018 đến nay, VKSND huyện Hàm Yên liên tục được công nhận là đơn vị “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen “Đã có thành tích trong công tác từ năm 2014 đến năm 2018 góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” nhiều lượt cá nhân là cán bộ trẻ được VKSND tối cao và VKSND tỉnh tặng Bằng khen, giấy khen đã có những thành tích xuất sắc trong công tác.
 
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế đó là: một số cán bộ trẻ ngại nghiên cứu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, yếu về bản lĩnh nghề nghiệp và kỹ năng thao tác tác nghiệp vụ, né tránh, ngại những công việc khó; kiểm sát viên có kinh nghiệm ỷ lại công việc cho cán bộ trẻ, không sâu sát, chưa thực hiện tốt công tác hướng dẫn kiểm tra, tự kiểm tra, thiếu tính xây dựng, bằng lòng với bản thân, thiếu tính phấn đấu...;
 
Trong thời gian tới VKSND huyện Hàm Yên tiếp thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của ngành Kiểm sát nhân dân với phương châm “Đoàn kết, đổi mới -Trách nhiệm, kỷ cương- Thực chất, hiệu quả”; đồng thời chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong các lĩnh vực công tác, đặc biệt là công tác đào tạo tại chỗ đối với cán bộ trẻ cụ thể như sau:
 
Một là, đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
 
Hằng năm phải đổi mới phương thức lãnh đạo trong công tác quản lý, chỉ    đạo, trong đó xác định và yêu cầu phải tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, những biện pháp cụ thể ở từng khâu, lĩnh vực công tác, kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại trong đơn vị; tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật kỷ cương, gắn xây dựng Đảng với xây dựng Ngành phát huy tính gương mẫu, trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tiếp tục thực hiện nghiêm lời Bác Hồ dạy cán bộ Kiểm sát phải “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
 
Hai là, tiếp tục coi trọng công tác đào tạo tại chỗ cán bộ, nhất là cán bộ trẻ coi đây là nhiệm vụ đột phá trong thời gian tới
 
Tiếp tục thực hiện phương châm hướng dẫn nghiệp vụ “cầm tay chỉ việc”“ít người làm nhiều việc dễ”“nhiều người làm ít việc khó”. Hằng năm yêu cầu mỗi cán bộ, kiểm tra viên, kiểm sát viên xây dựng kế hoạch công tác cá nhân sát đúng với nhiệm vụ được giao; định kỳ hằng tháng, năm nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ mức độ hoàn thành công việc qua đó phát hiện những nhân tố mới nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, kiểm sát viên mới được bổ nhiệm về các chức danh pháp lý tiếp cận thực tế, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, để xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu công tác trước mắt và lâu dài và chủ động phòng ngừa sự trì trệ, tiêu cực nhất là những vị trí nhạy cảm, những khâu, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực.
 
Ba là, tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp trong công tác nghiệp vụ, bảo đảm tốt hơn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm
 
Xác định chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ xuyên suốt, quan trọng hàng đầu để tập chung chỉ đạo, tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, kiểm sát chặt chẽ ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm và trong xuốt quá trình điều tra, lựa chọn và phân công những kiểm sát viên có kinh nghiệm, có bản lĩnh nghề nghiệp và thành lập tổ giúp việc giải quyết những vụ án phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, có nhiều luật sư tham gia để thực hiện tốt công tác tranh tụng tại phiên tòa.
 
Bốn là, tăng cường trách nhiệm, kỷ cương và các điều kiện để đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành
 
Tiếp tục thường xuyên quán triệt, chỉ đạo, tăng cường trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật trong đơn vị, coi đây là biện pháp quan trọng để xây dựng ngành Kiểm sát có đủ uy tín và sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội giao. Tăng cường công tác tự kiểm tra, đặc biệt đối với những khâu công tác còn để xảy ra những hạn chế, yếu kém để đề ra những giải pháp khắc phục. Coi trọng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm bảo đảm góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong tình hình mới.
 
Năm là, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập chung dân chủ và xây dựng mối quan hệ đoàn kết nội bộ tại đơn vị
 
Luôn xác định phương châm “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” người đứng đầu đơn vị phải thực sự “công bằng, trách nhiệm, gương mẫu”; cấp dưới phải “trung thực, tận tụy, trách nhiệm” trong thi hành công vụ. Xây dựng kế hoạch công tác, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công phải đúng mục đích, có hiệu quả; công khai tài chính; bình xét nâng lương, thi đua đề nghị khen thưởng, kỷ luật hằng năm phải đúng đối tượng; tăng cường công tác quản lý cán bộ về mọi mặt chủ động phòng ngừa ngăn chặn, kịp thời đề nghị xử lý nghiêm minh đối với cán bộ, kiểm sát viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực tại đơn vị (nếu có).
 
                                                          Tác giả, bài viết: Cấn Văn Tuấn
                                                                   VKSND huyện Hàm Yên
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết





 

Scroll to top