Nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra; triển khai, thực hiện và hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong lĩnh vực hình sự theo yêu cầu Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội
- Thứ tư - 24/02/2021 16:14
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Năm 2020, Ban cán sự đảng và Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tuyên quang đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực và tổ chức triển khai thực hiện với quyết tâm cao nhằm không ngừng “Nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra; triển khai, thực hiện và hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong lĩnh vực hình sự theo yêu cầu Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội”.
Ngay từ đầu năm, Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội (Phòng 2) đã chủ động bám sát chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh: Kế hoạch số 106/KH-VKS ngày 17/01/2020 về “Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2020”; Kế hoạch số 506/KH-VKS ngày 17/4/2020 “Thực hiện Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án; kiến nghị của Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, khóa XIV”; kịp thời xây dựng kế hoạch của Phòng để triển khai thực hiện. Kết quả năm 2020, Phòng 2 đã thụ lý, giải quyết nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, trong đó tội Giết người 23 vụ (tăng 07 vụ so với năm 2019); Phòng 2 đã làm tốt công tác tham mưu cho Lãnh đạo Viện phê chuẩn các Lệnh, Quyết định của Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đúng quy định; không có án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, không có án sửa, hủy hoặc đình chỉ do không phạm tội; các chỉ tiêu nghiệp vụ đều đạt và vượt, góp phần vào thành tích chung của toàn tỉnh, cụ thể:
Kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố: Thụ lý, giải quyết 47/50 tin (Đạt 94 % - vượt chỉ tiêu 04%). Kiểm sát trực tiếp 02 cuộc tại Trại giam Quyết Tiến, thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an; tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tuyên Quang (Vượt chỉ tiêu 01 cuộc).
Kiểm sát điều tra: Thụ lý, giải quyết 55/62 vụ (Đạt 88,7% - vượt chỉ tiêu 8,7%). Phối hợp xác định 08 vụ án trọng điểm (Vượt chỉ tiêu 06 vụ).
Giải quyết của Viện kiểm sát: Thụ lý, giải quyết 30/30 vụ (Đạt 100% - vượt chỉ tiêu 5%).
Kiểm sát xét xử: Thụ lý 30 vụ; đã xét xử 26 vụ. Phối hợp tổ chức 11 phiên tòa rút kinh nghiệm/05 Kiểm sát viên (Vượt chỉ tiêu 01 vụ).
Qua công tác kiểm sát, đã ban hành 03 Kiến nghị đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra (Trong đó 02 Kiến nghị tổng hợp) - (Vượt chỉ tiêu 01 Kiến nghị). Ban hành 02 Kiến nghị phòng ngừa (Đạt chỉ tiêu). Ban hành 06 Thông báo rút kinh nghiệm (Đạt chỉ tiêu).
Để đạt được những kết quả nêu trên, là sự nỗ lực cố gắng của từng đồng chí cán bộ, Kiểm sát viên; đồng thời Phòng 2 đã đề ra và thực hiện tốt các giải pháp trọng tâm sau:
Một là: Qua họp phòng, thường xuyên tổ chức quán triệt lại các văn bản quy định trong công tác giải quyết án hình sự như Thông tư; Quy chế phối hợp; Chỉ thị và Quy chế nghiệp vụ của ngành,... Qua đó giúp cho Kiểm sát viên nắm chắc các quy trình, thủ tục từng hoạt động cụ thể trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử án hình sự.
Hai là: Ngay từ đầu năm, tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí Kiểm sát viên như thống kê, báo cáo; theo dõi, báo cáo các chuyên đề; quản lý án tạm đình chỉ ...
Ba là: Đặc biệt chú trọng trong công tác phân công Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát giải quyết nguồn tin về tội phạm và kiểm sát điều tra; đối với những vụ, việc phức tạp được giao cho những đồng chí Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm thụ lý giải quyết và tăng cường số lượng Kiểm sát viên tham gia giải quyết kiểm sát điều tra; thực hiện phương châm “Nhiều người làm ít việc khó, ít người làm nhiều việc dễ”. Phân công Kiểm sát viên theo suốt vụ việc, từ khi giải quyết nguồn tin về tội phạm cho đến khi kết thúc (Không khởi tố hoặc Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử xong), từ đó nắm chắc được toàn bộ diễn biến nội dung vụ án. Trong năm 2020, đối với những vụ án xâm hại tình dục, đặc biệt những vụ bị hại là người dưới 18 tuổi, tập trung phân công cho đồng chí Kiểm sát viên nữ thực hiện kiểm sát điều tra, kết quả cho thấy việc tham gia lấy lời khai đạt hiệu quả rất cao.
Bốn là: Đối với những vụ án phức tạp, có nhiều quan điểm khác nhau về đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, đều được trao đổi phân tích, tự phản biện trong tập thể phòng; trao đổi mở rộng với các phòng nghiệp vụ hoặc đề xuất tổ chức họp liên ngành, tham mưu giải quyết chính xác.
Năm là: Về thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử đối với những vụ án có nhiều bị can cần phân hoá vai trò, nguồn chứng cứ trực tiếp và gián tiếp cần đưa ra chứng minh nhiều hoặc có nhiều Luật sư tham gia; ngoài việc thành lập tổ giúp việc, phòng đã tổ chức họp đưa ra những tình huống “Tự phản biện gỡ tội” và cùng trao đổi thống nhất phương án đưa ra những tài liệu, chứng cứ và đối đáp trả lời tranh tụng. Hoạt động này đã giúp cho Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà phát huy được vai trò của Viện kiểm sát, bảo vệ được quyết định truy tố, đề nghị mức hình phạt có sức thuyết phục cao.
Sáu là: Đối với lãnh đạo phòng, thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc đối với từng vụ, việc đã phân công; thực hiện kiểm tra việc lập hồ sơ kiểm sát ngay khi báo cáo đề xuất; thường xuyên nắm bắt khó khăn, vướng mắc và trao đổi với Lãnh đạo Cơ quan điều tra, báo cáo Lãnh đạo Viện thống nhất đường lối giải quyết kịp thời.
Bảy là: Việc thực hiện các chỉ tiêu nghiệp vụ được chủ động thực hiện ngay từ đầu năm (ngay trong tháng 12/2019 đã tham mưu ban hành 01 Kiến nghị phòng ngừa về tội phạm Giết người); qua họp phòng hằng tháng đều nhận xét việc thực hiện chỉ tiêu; đặc biệt khích lệ, biểu dương những đồng chí qua công tác nghiệp vụ đối với vụ, việc được phân công, qua hướng dẫn cấp huyện đã phát hiện được thiếu sót và tham mưu ban hành Thông báo rút kinh nghiệm hoặc Kiến nghị.
Tám là: Về công tác hướng dẫn nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, thực hiện phân công cụ thể cho từng đồng chí Kiểm sát viên theo dõi, hướng dẫn cấp huyện, nghiên cứu dự thảo Cáo trạng do Viện kiểm sát cấp huyện chuyển đến qua hòm thư điện tử; quá trình chỉ đạo, hướng dẫn nếu có khó khăn vướng mắc đều được trao đổi trong tập thể phòng thống nhất ý kiến hoặc cần thiết sẽ yêu cầu chuyển hồ sơ, trực tiếp nghiên cứu và báo cáo Lãnh đạo Viện. Hoạt động này đã giúp cho Viện kiểm sát cấp huyện hạn chế rất nhiều thiếu sót trong công tác nghiệp vụ.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp trên, năm 2021, tập thể Phòng 2 phấn đấu và đề ra các giải pháp thiết thực trong việc thực hiện các chỉ tiêu nghiệp vụ của Ngành, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác chuyên môn nghiệp vụ, góp phần xây dựng thành tích chung của toàn tỉnh; thực hiện tốt Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kế hoạch công tác năm 2021 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tuyên quang đã đề ra.
Ngay từ đầu năm, Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội (Phòng 2) đã chủ động bám sát chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh: Kế hoạch số 106/KH-VKS ngày 17/01/2020 về “Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2020”; Kế hoạch số 506/KH-VKS ngày 17/4/2020 “Thực hiện Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án; kiến nghị của Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, khóa XIV”; kịp thời xây dựng kế hoạch của Phòng để triển khai thực hiện. Kết quả năm 2020, Phòng 2 đã thụ lý, giải quyết nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, trong đó tội Giết người 23 vụ (tăng 07 vụ so với năm 2019); Phòng 2 đã làm tốt công tác tham mưu cho Lãnh đạo Viện phê chuẩn các Lệnh, Quyết định của Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đúng quy định; không có án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, không có án sửa, hủy hoặc đình chỉ do không phạm tội; các chỉ tiêu nghiệp vụ đều đạt và vượt, góp phần vào thành tích chung của toàn tỉnh, cụ thể:
Kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố: Thụ lý, giải quyết 47/50 tin (Đạt 94 % - vượt chỉ tiêu 04%). Kiểm sát trực tiếp 02 cuộc tại Trại giam Quyết Tiến, thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an; tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tuyên Quang (Vượt chỉ tiêu 01 cuộc).
Kiểm sát điều tra: Thụ lý, giải quyết 55/62 vụ (Đạt 88,7% - vượt chỉ tiêu 8,7%). Phối hợp xác định 08 vụ án trọng điểm (Vượt chỉ tiêu 06 vụ).
Giải quyết của Viện kiểm sát: Thụ lý, giải quyết 30/30 vụ (Đạt 100% - vượt chỉ tiêu 5%).
Kiểm sát xét xử: Thụ lý 30 vụ; đã xét xử 26 vụ. Phối hợp tổ chức 11 phiên tòa rút kinh nghiệm/05 Kiểm sát viên (Vượt chỉ tiêu 01 vụ).
Qua công tác kiểm sát, đã ban hành 03 Kiến nghị đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra (Trong đó 02 Kiến nghị tổng hợp) - (Vượt chỉ tiêu 01 Kiến nghị). Ban hành 02 Kiến nghị phòng ngừa (Đạt chỉ tiêu). Ban hành 06 Thông báo rút kinh nghiệm (Đạt chỉ tiêu).
Để đạt được những kết quả nêu trên, là sự nỗ lực cố gắng của từng đồng chí cán bộ, Kiểm sát viên; đồng thời Phòng 2 đã đề ra và thực hiện tốt các giải pháp trọng tâm sau:
Một là: Qua họp phòng, thường xuyên tổ chức quán triệt lại các văn bản quy định trong công tác giải quyết án hình sự như Thông tư; Quy chế phối hợp; Chỉ thị và Quy chế nghiệp vụ của ngành,... Qua đó giúp cho Kiểm sát viên nắm chắc các quy trình, thủ tục từng hoạt động cụ thể trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử án hình sự.
Hai là: Ngay từ đầu năm, tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí Kiểm sát viên như thống kê, báo cáo; theo dõi, báo cáo các chuyên đề; quản lý án tạm đình chỉ ...
Ba là: Đặc biệt chú trọng trong công tác phân công Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát giải quyết nguồn tin về tội phạm và kiểm sát điều tra; đối với những vụ, việc phức tạp được giao cho những đồng chí Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm thụ lý giải quyết và tăng cường số lượng Kiểm sát viên tham gia giải quyết kiểm sát điều tra; thực hiện phương châm “Nhiều người làm ít việc khó, ít người làm nhiều việc dễ”. Phân công Kiểm sát viên theo suốt vụ việc, từ khi giải quyết nguồn tin về tội phạm cho đến khi kết thúc (Không khởi tố hoặc Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử xong), từ đó nắm chắc được toàn bộ diễn biến nội dung vụ án. Trong năm 2020, đối với những vụ án xâm hại tình dục, đặc biệt những vụ bị hại là người dưới 18 tuổi, tập trung phân công cho đồng chí Kiểm sát viên nữ thực hiện kiểm sát điều tra, kết quả cho thấy việc tham gia lấy lời khai đạt hiệu quả rất cao.
Bốn là: Đối với những vụ án phức tạp, có nhiều quan điểm khác nhau về đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, đều được trao đổi phân tích, tự phản biện trong tập thể phòng; trao đổi mở rộng với các phòng nghiệp vụ hoặc đề xuất tổ chức họp liên ngành, tham mưu giải quyết chính xác.
Năm là: Về thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử đối với những vụ án có nhiều bị can cần phân hoá vai trò, nguồn chứng cứ trực tiếp và gián tiếp cần đưa ra chứng minh nhiều hoặc có nhiều Luật sư tham gia; ngoài việc thành lập tổ giúp việc, phòng đã tổ chức họp đưa ra những tình huống “Tự phản biện gỡ tội” và cùng trao đổi thống nhất phương án đưa ra những tài liệu, chứng cứ và đối đáp trả lời tranh tụng. Hoạt động này đã giúp cho Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà phát huy được vai trò của Viện kiểm sát, bảo vệ được quyết định truy tố, đề nghị mức hình phạt có sức thuyết phục cao.
Sáu là: Đối với lãnh đạo phòng, thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc đối với từng vụ, việc đã phân công; thực hiện kiểm tra việc lập hồ sơ kiểm sát ngay khi báo cáo đề xuất; thường xuyên nắm bắt khó khăn, vướng mắc và trao đổi với Lãnh đạo Cơ quan điều tra, báo cáo Lãnh đạo Viện thống nhất đường lối giải quyết kịp thời.
Bảy là: Việc thực hiện các chỉ tiêu nghiệp vụ được chủ động thực hiện ngay từ đầu năm (ngay trong tháng 12/2019 đã tham mưu ban hành 01 Kiến nghị phòng ngừa về tội phạm Giết người); qua họp phòng hằng tháng đều nhận xét việc thực hiện chỉ tiêu; đặc biệt khích lệ, biểu dương những đồng chí qua công tác nghiệp vụ đối với vụ, việc được phân công, qua hướng dẫn cấp huyện đã phát hiện được thiếu sót và tham mưu ban hành Thông báo rút kinh nghiệm hoặc Kiến nghị.
Tám là: Về công tác hướng dẫn nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, thực hiện phân công cụ thể cho từng đồng chí Kiểm sát viên theo dõi, hướng dẫn cấp huyện, nghiên cứu dự thảo Cáo trạng do Viện kiểm sát cấp huyện chuyển đến qua hòm thư điện tử; quá trình chỉ đạo, hướng dẫn nếu có khó khăn vướng mắc đều được trao đổi trong tập thể phòng thống nhất ý kiến hoặc cần thiết sẽ yêu cầu chuyển hồ sơ, trực tiếp nghiên cứu và báo cáo Lãnh đạo Viện. Hoạt động này đã giúp cho Viện kiểm sát cấp huyện hạn chế rất nhiều thiếu sót trong công tác nghiệp vụ.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp trên, năm 2021, tập thể Phòng 2 phấn đấu và đề ra các giải pháp thiết thực trong việc thực hiện các chỉ tiêu nghiệp vụ của Ngành, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác chuyên môn nghiệp vụ, góp phần xây dựng thành tích chung của toàn tỉnh; thực hiện tốt Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kế hoạch công tác năm 2021 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tuyên quang đã đề ra.
Nguyễn Tiến Đường - P2, Viện KSND tỉnh